Đường ăn kiêng: sự thật có thể bạn chưa biết! (P2)

by Khánh Huyền
481 views

Chào các bạn, hôm nay các bạn vẫn khỏe chứ? Mong rằng bạn và gia đình vẫn vui vẻ, hạnh phúc và bình an nha. Hôm trước Huyền có viết một bài về các loại đường ăn kiêng thường gặp trên thị trường và sử dụng đường ăn kiêng có tốt không. Lúc đầu Huyền cũng viết chủ yếu là chia sẻ thôi vì nghĩ kiến thức dài mà khá phức tạp, chắc sẽ ít người đọc. Nhưng thật bất ngờ vì nhiều bạn cũng chia sẻ cùng môi quan tâm với mình, còn giục mình viết thêm Phần 2. Mấy ngày nay mình có tìm thêm tài liệu về đường ăn kiêng và phát hiện ra một số điều thú vị nữa mà lần trước chưa khám phá. Vậy nên hôm nay mình lại ngồi đây chia sẻ kiến thức với tất cả các bạn nè. Đối với mình, học điều mới rất thú vị, nhưng được chia sẻ những điều mình học được còn thú vị hơn. Mong các kiến thức dưới đây sẽ giúp được các bạn phần nào nha.

Ở Phần 1, mình có đề cập đến 6 loại chất tạo ngọt nhân tạo hay thường gọi là đường ăn kiêng (không bao gồm chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, đường thốt nốt). Các loại đường ăn kiêng này có loại tốt hơn loại khác, nhưng nhìn chung ta không nên dùng quá liều bất cứ loại nào. Cụ thể dùng bao nhiêu hàng ngày là đủ, mình cùng tìm hiểu kĩ hơn trong Phần 2 này.

1. Hai nhóm chất ngọt nhân tạo

Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện nay cấp phép sử dụng cho 2 nhóm các chất tạo ngọt nhân tạo:

  • Nhóm 1: Chất phụ gia thực phẩm: Gồm saccharin, aspartame, acesulfame potassium (Ace-K), sucralose, neotame, and advantame. Mấy chất này là gì bạn đọc kĩ phần 1 nha. Muốn sử dụng phụ gia thực phẩm cần FDA hay các tổ chức y tế uy tín xem xét và phê duyệt trước khi bán hàng ra thị trường.
  • Nhóm 2: Chất GRAS (genarally recognized as safe) – Chất được chứng nhận an toàn: gồm đường steviađường La Hán quả. Việc sử dụng chất GRAS không cần được phê duyệt trước khi bán. Thay vào đó, các chuyên gia đủ điều kiện được đào tạo khoa học và có kinh nghiệm sẽ đánh giá độ an toàn của nó.

Vậy nên việc mua sử dụng đường ăn kiêng trên thị trường mà không cần biết đó là loại đường nào, nên sử dụng ra sao thì coi chứng rước họa vào thân!

2. Sử dụng bao nhiêu đường ăn kiêng là đủ?

Trong quá trình xem xét trước khi đưa ra thị trường, FDA đã thiết lập mức tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) cho từng loại trong số năm chất làm ngọt cường độ cao được phê duyệt làm phụ gia thực phẩm. ADI là lượng chất được coi là an toàn để tiêu thụ mỗi ngày trong suốt cuộc đời của một người. Đối với mỗi chất làm ngọt này, FDA xác định rằng lượng ước tính hàng ngày ngay cả đối với một người tiêu thụ nhiều chất này sẽ không vượt quá ADI. Nói chung, một chất phụ gia không gây lo ngại về sự an toàn nếu lượng ước tính hàng ngày ít hơn ADI.

đường ăn kiêng isomalt

Một lưu ý cuối cùng khi sử dụng đường ăn kiêng là HÃY ĐỌC KĨ THÀNH PHẦN TRÊN BAO BÌ. Có những loại đường ghi là Erythritol hay Isomalt nhưng thực chất NSX có mix Erythritol hay Isomalt với các loại chất tạo ngọt hoặc hương vị khác nhiều calo. Chúng ta không nên sử dụng những loại đường không tinh như thế này vì có thể gây tăng cân, béo phì.

TẠM KẾT

Vậy là Huyền đã cùng bạn đi qua 2 phần chủ đề Đường ăn kiêng. Hi vọng những kiến thức trong 2 bài viết này hữu ích đối với bạn. Huyền rất mong được chia sẻ kiến thức cho các bạn dưới dạng cô đọng và dễ hiểu nhất. Vậy nên, nếu còn thắc mắc gì hay có góp ý với Huyền thì hãy comment ở dưới nha. À, còn nếu bạn đang quan tâm vấn đề gì muốn Huyền tìm hiểu và chia sẻ thì cũng đừng ngại nhắn Huyền nè. Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây và chúc các bạn một ngày thật tốt lành!

Stay safe,

Khánh Huyền.

Bạn có thể thích

Leave a Comment

2 comments

Thảo Vi 05/11/2021 - 7:30 PM

Em k có điều kiện mua dg ăn kiêng Em dùng dg đen dc k ạ?

Reply
Khánh Huyền 07/12/2021 - 11:41 AM

được em nha. Đường gì cũng dùng một lượng vừa đủ thôi!

Reply